4 lưu ý khi tiết kiệm tiền cho sinh viên mới ra trường

Rate this post

Việc kiểm soát chi tiêu khi mới tốt nghiệp sẽ đơn giản hơn nếu bạn học được thói quen tích lũy tiền mỗi tháng và giảm bớt những khoản tiền không cần thiết. Để tìm hiểu rõ hơn về những lưu ý khi tiết kiệm tiền cho sinh viên mới ra trường, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây!

1. Tập thói quen trích tiền lương để gửi tiết kiệm

Để bắt đầu tập thói quen tiết kiệm, bạn nên căn cứ vào mức thu nhập hàng tháng và các chi phí sinh hoạt để quyết định mức tiền có thể tiết kiệm mỗi tháng. Do mức lương khi mới đi làm chưa cao nên bạn hãy dành từ 10 – 20% thu nhập hàng tháng hoặc một số tiền nhỏ khoảng 200.000 đến 500.000 VND để tránh gây áp lực khi mới bắt đầu tiết kiệm.

Mặc dù số tiền tiết kiệm ban đầu có thể không lớn, nhưng việc duy trì thói quen này sẽ giúp bạn học được cách quản lý tiền bạc một cách hiệu quả. Việc này cũng tạo nền tảng vững chắc để đối diện với những tình huống khẩn cấp hoặc cơ hội đầu tư trong tương lai.

Tham khảo thêm: Mở sổ tiết kiệm cần bao nhiêu tiền?

4-luu-y-khi-tiet-kiem-tien-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-1

Sinh viên mới ra trường nên dần hình thành thói quen tích lũy tiền mỗi tháng để thực hiện các dự định trong tương lai

Bạn nên để riêng khoản tiền tiết kiệm và các khoản tiền khác để tránh chi tiêu quá tay. Hiện nay, hầu hết các công ty đều thanh toán lương cho nhân viên theo hình thức chuyển khoản. Vì thế, lựa chọn ưu tiên nhất để “cất” khoản tiền tiết kiệm chính là gửi tiền vào tài khoản ngân hàng số.

Không chỉ giúp bạn bảo vệ tốt số tiền tiết kiệm, việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng còn giúp sinh viên tối đa khả năng sinh lời (vì được nhận thêm một khoản tiền lãi từ khoản tiền gửi tiết kiệm). Đặc biệt, ứng dụng ngân hàng số có tính năng tự động trích ra 1 khoản tiền vào 1 ngày cố định, giúp người sử dụng dễ dàng duy trì thói quen gửi tiết kiệm.

2. Hạn chế ăn ngoài

Việc tự nấu ăn giúp sinh viên mới ra trường tiết kiệm được từ 60 – 100.000 VND/ngày so với việc ăn ngoài. Bên cạnh đó, tập thói quen nấu ăn tại nhà còn giúp bạn kiểm soát chất lượng thức ăn, đảm bảo sức khỏe, hạn chế những rủi ro về ngộ độc thực phẩm. Nếu quá bận rộn, bạn có thể chọn những món dễ nấu như món luộc, hấp… hoặc nấu ăn vào cuối tuần và bảo quản trong tủ lạnh để mang đi làm hàng ngày.

4-luu-y-khi-tiet-kiem-tien-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-2

Hãy tự chuẩn bị bữa ăn tại nhà cho bản thân để giảm thiểu phí sinh hoạt hàng tháng

3. Cân nhắc thật kỹ trước khi mua sắm

Việc mua sắm thông thái cũng giúp sinh viên mới ra trường tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn. Dưới đây là một số cách giúp bạn chi tiêu hiệu quả, thông minh và tiết kiệm chi phí:

  • Lên trước danh sách những thứ cần mua: Việc mua sắm theo cảm xúc là điều không thể tránh khỏi nếu bạn không có sự tính toán trước. Đó là lý do bạn nên thiết lập danh sách những thứ đồ cần mua, hạn chế việc mua sắm ngoài danh sách đã lên từ trước hoặc chỉ cho phép bản thân mua thêm 1 món đồ ngoài dự kiến ban đầu. Điều này giúp bạn tránh lãng phí tiền vào những món đồ không thực sự cần thiết.
  • Kiểm soát lượng tiền mang theo khi mua sắm: Từ danh sách những thứ cần mua, bạn sẽ dự kiến một khoản tiền tương ứng cần chi. Khi đi mua sắm, bạn chỉ nên mang theo khoảng 1,5 lần số tiền so với khoản dự kiến chi trước đó để tránh chi tiêu quá tay.
  • Tận dụng ưu đãi giảm giá, săn sale: Các sàn thương mại điện tử hoặc các cửa hàng, siêu thị… thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, giảm giá sản phẩm. Bạn có thể tận dụng những ưu đãi này hoặc đăng ký và sử dụng thẻ thành viên để mua những sản phẩm mình cần với giá hời nhất.
  • Xem xét việc mua đồ cũ hoặc đồ thanh lý: Đồ thanh lý được các cá nhân hay cửa hàng bày bán thường là đồ có chất lượng tốt, vẫn có “tuổi thọ” dài và có giá thành rất phải chăng, chỉ bằng khoảng 30 – 70% giá của đồ mới. Việc lựa chọn sử dụng các sản phẩm này sẽ giúp sinh viên mới tiết kiệm được một khoản đáng kể mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt để sử dụng.

4-luu-y-khi-tiet-kiem-tien-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-3

Bạn nên cân nhắc kỹ khi mua sắm và tránh tiêu xài lãng phí

4. Kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ

Một số bạn thu nhập không cao/không ổn định nhưng lại có thói quen chi tiêu không kiểm soát, dẫn đến tình trạng phải vay bạn bè, người thân… để đủ tiền sinh hoạt hàng tháng. Điều này dẫn đến vòng lặp tài chính, lương tháng sau dành để trả nợ tháng trước, đến giữa tháng lại vay tiền để chi tiêu cho tháng tiếp theo.

Vì vậy, bạn chỉ nên vay tiền trong trường hợp thực sự cần thiết và chỉ vay đủ tiêu và trong khả năng trả nợ của bản thân. Khi vay tiền, bạn cần ghi chép khoản vay, ngày vay và lên kế hoạch trả nợ phù hợp.

Tìm hiểu thêm các tips khác trong bài viết: Cách chi tiêu tiết kiệm của người Nhật

4-luu-y-khi-tiet-kiem-tien-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-4

Sinh viên nên tính toán chi tiêu và kiểm soát khoản nợ hàng tháng để tránh nợ đọng

Trong những năm đầu sau khi ra trường, việc tiết kiệm tiền không chỉ giúp bạn hình thành một thói quen chi tiêu tốt mà còn nâng cao kỹ năng quản lý tài chính. Hãy nhớ rằng quản lý tài chính là một quá trình cần sự kiên nhẫn và nghiêm túc, và việc tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai.

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Zozoship
Logo
Enable registration in settings - general