Tổng quan về thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam

Rate this post

Bạn có biết thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam năm 2021. Nhờ cấu trúc dân số trẻ và nhu cầu tiêu thụ cao mà Việt Nam luôn được đánh giá là 1 trong những thị trường có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Vậy thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam năm 2021 như thế nào, bạn hãy cùng theo dõi ở bài viết sau nhé!

thực trạng thương mại điện tử ở việt nam https://docs.google.com/document/d/1QYaGD-P_5QcKA47zcAsphyaX83a15FnlfHIE7jvdqKQ/edit?usp=sharing

Tổng quan về thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam năm 2021

Theo số liệu báo cáo của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đạt là 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng trên cả nước.

So với các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã đứng trong tốp 3 nước có tốc độ tăng trưởng bán lẻ lớn nhất ở trong khu vực chỉ sau In-đô-nê-si-a.

Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam dự báo sẽ còn tiếp tục phát triển nhanh do sự bùng phát của đại dịch tạo nên xu hướng tiêu dùng mới ở trong bộ phận người tiêu dùng trẻ. Nielsen đã thống kê được, từ khi đại dịch bùng phát năm 2020, nhu cầu mua sắm thông qua các sàn thương mại điện tử trong nước đã tăng mạnh. Tính tới nay, đã có hơn 70% dân số Việt Nam tiếp cận với mạng internet, trong đó có 53% người dân sử dụng ví điện tử và thanh toán mua hàng qua mạng. Đặc biệt, 2 đô thị lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm 70% tổng lượng giao dịch trên các sàn thương mại điện tử.

Dựa theo khảo sát của Sapo với 10.000 đơn vị bán hàng, có tới 30,6% đơn vị cho biết họ đã có những thay đổi tích cực khi áp dụng mô hình thương mại điện tử, giúp cho doanh thu tăng trưởng hơn so với các năm trước.

thực trạng thương mại điện tử ở việt nam https://docs.google.com/document/d/1QYaGD-P_5QcKA47zcAsphyaX83a15FnlfHIE7jvdqKQ/edit?usp=sharingCovid-19 đã giúp cho tốc độ số hóa được đẩy nhanh hơn. Các doanh nghiệp thay vì sử dụng phương thức kinh doanh truyền thống thì đã bắt đầu đẩy mạnh kinh doanh online. Người Việt Nam cũng đang dần quen hơn với việc sử dụng internet. Không chỉ dừng lại ở việc giải trí, internet còn được sử dụng để di chuyển, ăn uống, kinh doanh, làm việc.

Không chỉ dừng lại ở các con số, thực tế đã chứng minh mô hình kinh doanh online đã mang lại nhiều ưu thế hơn ở trong mùa dịch. Có tới 24,1% các nhà bán lẻ trên các sàn thương mại điện tử, Facebook, Instagram, website ghi nhận sự tăng trưởng trong và thậm chí là sau dịch bệnh.

Khó khăn và thách thức của nền thương mại điện tử ở Việt Nam

Lòng tin người tiêu dùng

Lòng tin người tiêu dùng đối với các sản phẩm mua bán ở trên sàn thương mại điện tử còn thấp. Theo báo cáo, tỷ lệ người lựa chọn thanh toán theo phương thức COD (là thanh toán khi nhận hàng) còn rất cao, lên tới 88%. Về trải nghiệm mua hàng, chỉ có 48% đối tượng khảo sát hài lòng với việc mua hàng trực tuyến. Có 3 lý do lớn nhất khiến cho người tiêu dùng chưa lựa chọn mua hàng trên sàn thương mại điện tử là: Khó kiểm định được chất lượng hàng hoá, không tin tưởng vào đơn vị bán hàng và không tin tưởng chất lượng thực sự với quảng cáo.

thực trạng thương mại điện tử ở việt nam https://docs.google.com/document/d/1QYaGD-P_5QcKA47zcAsphyaX83a15FnlfHIE7jvdqKQ/edit?usp=sharing

Môi trường cạnh tranh

Trong top 10 các sàn thương mại điện tử có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam, những cái tên đứng đầu là Shopee, Lazada,…vốn là các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn từ nước ngoài. Tuy có sự xuất hiện sàn thương mại điện tử trong nước như FPT, Tiki, thegioididong,…nhưng chỉ chiếm 1 thị phần rất nhỏ chỉ khoảng 20% thị trường.

thực trạng thương mại điện tử ở việt nam https://docs.google.com/document/d/1QYaGD-P_5QcKA47zcAsphyaX83a15FnlfHIE7jvdqKQ/edit?usp=sharing

Bảo mật thông tin, an toàn cho doanh nghiệp và khách hàng. 

Công nghệ càng phát triển thì vấn đề bảo mật thông tin cá nhân lại càng cần được chú trọng. Đây cũng là vấn đề nan giải không chỉ các doanh nghiệp mà cả cơ quan nhà nước cũng đang rất quan tâm. 

Không có lựa chọn thanh toán trực tuyến phù hợp

Một phần người mua hàng lựa chọn hình thức mua hàng COD bởi họ không có lựa chọn thanh toán trực tuyến nào phù hợp. Tuy là các ví điện tử, các cổng thanh toán được mở ra rất nhiều nhưng số người sử dụng lại chưa cao. Nguyên nhân bởi các ví điện tử và các ngân hàng tại Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn trong việc đồng bộ. Ngoài hình thức thanh toán qua ví điện tử, thanh toán trực tuyến của các ngân hàng vẫn đang còn chậm, mất thời gian và khó khăn trong sử dụng. 

Cơ sở hạ tầng

  • Về công nghệ, các sàn thương mại chưa tối ưu được hệ thống máy chủ, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn sàn thương mại điện tử khi có những chương trình lớn. 
  • Về hệ thống giao thông vẫn chưa được phát triển dẫn tới thời gian giao hàng lâu và như chi phí giao hàng còn nhiều bất hợp lý.

thực trạng thương mại điện tử ở việt nam https://docs.google.com/document/d/1QYaGD-P_5QcKA47zcAsphyaX83a15FnlfHIE7jvdqKQ/edit?usp=sharing

Kết luận

Bài viết trên đây đã nêu lên được thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam năm 2021 cũng như đã cung cấp thông tin cho bạn đọc biết về những khó khăn  và thách thức mà thị trường được xem là “tiềm năng” này đang gặp phải. 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Zozoship
Logo
Enable registration in settings - general